Móng băng là gì?

Posted on 6461 lượt xem

Móng băng là gì? Thường có hình dạng một dải dài, có thể thiết kế độc lập hoặc giao thoa nhau. Để đỡ một dải tường hoặc một hàng cột. Việc thi công móng băng thường là việc đào móng song song với nhau. Hoặc đào móng quanh khuôn viên công trình. Trong xây dựng nhà, loại móng băng hay được dùng nhất. Vì khi bị lún sẽ xuống đều hơn và dễ thi công hơn móng đơn.

Khái niệm về móng băng

Theo các kiến trúc sư thì so với các loại móng khác trong xây dựng như: móng cọc, móng bè. Đây là loại móng được sử dụng khá phổ biến. Bởi vì biện pháp thi công rất dễ dàng, quá trình lún đều hơn. Nhưng khi xây nhà cần lưu ý khi lựa chọn móng băng một cách hợp lý. Nếu khi thi công cấu tạo sai lệch có thể dẫn tới lún nhiều hơn móng đơn. Tiêu chuẩn móng băng phù hợp với đáy móng có chiều rộng < 1,5m.

Cấu tạo móng băng và cấu tạo thép móng băng

Cấu tạo móng băng gồm:

  • Dưới cùng của móng băng thường được đóng bằng cừ tràm, cọc tre, cọc bê tông
  • Bản móng chạy liên tục liên kết móng thành một khối, dầm móng, lớp bê tông lót móng.
  • Lớp bê tông lót dày có độ dày tiêu chuẩn: 100mm.
  • Kích thước bản móng tiêu chuẩn: (900-1200) x 350 (mm).
  • Kích thước dầm móng tiêu chuẩn: 300 x (500-700) (mm).
  • Thép dầm móng: Loại thép dọc 6Φ(18-22), loại thép đai Φ8a150.

Xem thêm:

Phân loại móng băng

Móng băng thường được dùng nhiều cho các công trình nhà phố. Và với các loại công trình nhà từ 3 tầng trở lên sẽ sử dụng móng băng. Đối với nhà 1, 2 tầng sẽ sử dụng móng đơn. Dựa trên ứng dụng trong các công trình mà móng băng được phân ra làm 2 loại móng cơ bản.

Móng băng 1 phương

Đây là loại móng cơ bản và được thiết kế theo phương ngang hoặc phương dọc. Móng băng 1 phương thường sẽ phải to hơn loại móng băng 2 phương. Do có 1 phương đó chịu tải toàn bộ tải trọng của căn nhà. Nên cần thiết kế to và cứng cáp hơn móng đơn 2 phương.

Móng băng 1 phương

Móng băng 2 phương

Móng đơn 2 phương là loại móng được thiết theo cả 2 phương dọc và ngang. Chịu tải cho cả công trình, loại móng này được sử dụng rất phổ biến.

Móng băng 2 phương

Thiết kế móng băng

  1. Theo TCVN 2737-1995, tính toán tải trọng được chia thành tải trọng thường xuyên và tải trọng tạm thời
  • Tải trọng thường xuyên: Các tải trọng tác dụng không biến đổi trong quá

trình xây dựng. Được sử dụng phổ biến ở các công trình: trọng lượng bản thân móng, trọng lượng phần công trình phía trên truyền xuống móng…

  • Tải trọng tạm thời là các tải trọng có thể không có trong một giai đoạn nào đó trong quá trình xây dựng và sử dụng: tải trọng sàn do thiết bị, vách ngăn truyền xuống, tải trọng gió truyền xuống, tải trọng do đất đắp… Tải trọng đặc biệt: tải trọng động đất, tải trọng do nổ, tác động của biến dạng nền gây ra do thay đổi cấu trúc đất (sụt lở, lún rớt), tác động do biến dạng của mặt đất ở vùng có nứt đất, có ảnh hưởng của vùng khai thác mỏ
  1. Địa chất: Tiến hành thống kê số liệu địa chất
  2. Chọn kích thước sơ bộ
  • Chọn chiều sâu đặt móng: Dựa vào trị số đặc điểm tải trọng công trình. Chiều sâu đặt móng công trình. Điều kiện đất nơi xây dựng.
  • Chọn sơ bộ kích thước cột
  • Chọn sơ bộ tiết diện đáy móng

Tính toán móng băng

Các bước tính toán nền móng đúng tiêu chuẩn

  • Vẽ sơ đồ móng thật chi tiết
  • Chọn vật liệu làm móng
  • Chiều sâu chôn móng và chọn sơ bộ chiều cao dầm móng
  • Xác định sơ bộ kích thước móng
  • Kiểm tra ổn định đất nền trước
  • Tiến hành kiểm tra lún theo trạng thái giới hạn
  • Kiểm tra cường độ đất nền
  • Kiểm tra điều kiện chống trượt của nền móng
  • Kiểm tra độ lún lệch phương tương đối cho móng
  • Kiểm tra điều kiện chống cắt
  • Tính toán nội lực của dầm móng, bằng các phần mềm chuyên dụng
  • Tính toán cốt thép dầm móng

Tính toán móng băng bằng excel

Tính toán móng băng bằng excel
Tính toán móng băng bằng excel (h.1)
Tính toán móng băng bằng excel (h.2)
Tính toán móng băng bằng excel (h.2)
Tính toán móng băng bằng excel (h.3)
Tính toán móng băng bằng excel (h.3)

Các bản vẽ chi tiết

Bản vẽ móng băng nhà 2 tầng, 3 tầng, 4 tầng

Bản vẽ móng băng nhà 2 tầng, 3 tầng, 4 tầng
Bản vẽ móng băng nhà 2 tầng, 3 tầng, 4 tầng

Bản vẽ móng băng nhà dân

Bản vẽ móng băng nhà 2 tầng, 3 tầng, 4 tầng

File cad bản vẽ móng băng

File cad bản vẽ móng băng
File cad bản vẽ

Kết cấu móng băng

Kết cấu móng băng nhà 2 tầng

Đây là cách làm móng nhà 2 tầng thật đơn giản được thiết kế với chiều dài rất lớn so với chiều rộng. Thiết kế cho nhà 2 tầng thường được dùng dưới dãy cột, dưới tường dưới nhà. Khi móng này được sử dụng dưới dãy cột, người ta gọi đó là kiểu móng băng giao thoa.

Kết cấu móng băng nhà 3 tầng

Kết cấu móng băng nhà 3 tầng được kiểu dáng đẹp bao gồm lớp bê tông lót móng, bản móng chạy liên tiếp liên kết móng thành 1 khối kiến cố. Nhờ vào sự kết liên giữa những thanh thép ngang mới tạo nên 1 hệ thống móng vững chắc và đúng trật tự  thi công. Trước hết của kết cấu móng nhà 3 tầng là lớp bê tông lót dày 100mm. Lớp bê tông lót này thì càng dày càng, với lợi cho xây dựng công trình. Lớp trước nhất là tránh việc tiếp xúc của thép mặt đất vì đất khả năng kết dính với bê tông là không cao có thể bị sạt lún gây ra hiện tượng móng bị xê lệch không đúng kích thước

Thi công móng băng

Biện pháp thi công móng băng

So với các mẫu móng khác như móng cọc, móng bè thì biện pháp thi công móng băng đơn thuần và tiết kiệm giá thành bởi thế được sử dụng phần lớn trong thi công xây dựng. Các bước để tiến hành giải pháp thi công bao gồm : phóng thích mặt bằng, san lấp mặt bằng, công tác cốt thép, công tác cốp pha, công việc thi công bê tông.

Bản vẽ biện pháp thi công móng băng

Bản vẽ biện pháp thi công móng băng
Bản vẽ biện pháp thi công móng băng

Cách thi công móng băng

Thi công ván khuôn:

  • Không bị biến dạng do trọng lượng bê tông, vững chắc.
  • Ván khuôn phải để kín để không bị chảy nước xi măng trong quá trình đổ bê tông và đầm lên bê tông.
  • Kích thước ván khuôn và thiết bị phải đúng hình dạng
  • Cây chống đảm bảo chất lượng
  • Ván khuôn có thể loại gỗ hay tole có kích thước chuẩn

Thi công ván khuôn móng:

  • Tiến hành gia công, lắp dựng ván khuôn phải phù hợp với đặc thù với móng. Các thanh chống lên thành đất phải được kê trên những tầm gỗ có chiều dày ít nhất 3cm nhằm giảm lực xô ngang khi đổ bê tông.
  • Cột và tim móng phải luôn được định vị.

Trình tự thi công móng băng

Bước 1: Giải phóng mặt bằng

Bước 2: San lấp mặt bằng, công tác đất bằng phẳng

Bước 3: Tiến hành chuẩn bị cốt thép

Bước 4: Công tác cốt pha

Bước 5: Công tác bê tông

So sánh móng băng và móng bè

Nổi bật ở móng băng so với móng bè qua các đặc điểm sau đây

  • Chủ yếu là đảm bảo được sự truyền tải trong công trình xuống đều các cọc bê tông bên dưới
  • Tăng sức chịu đựng của đáy móng
  • Khi không dùng được móng bè thì móng này là sự lựa chọn cần thiết
  • Độ lún đều nên đây là ưu điểm của móng băng chống lại hiện tượng lún không đều giữa các cột
  • Móng băng áp dụng cho các trường hợp nền xấu, những công trình không quá lớn

Qua bài viết này chúng tôi mong rằng giải quyết được câu hỏi móng băng là gì? Hiểu thêm về lợi thế khi sử dụng móng băng trong xây dựng.

Rate this post

Vựa Cừ Tràm Tân Hoàng Phát

Là đơn vị chuyên cung cấp và thi công các loại cừ tràm, cừ dừa, cừ bạch đàn, phên tre uy tín và chất lượng tại TPHCM và các tỉnh với giá rẻ nhất hiện nay

Địa chỉ: 311/1D Vườn Lài, An Phú Đông, Quận 12, TP.HCM
Email: Tanhoangphat@vuacutram.vn
Website: https://vuacutram.vn