Boq là gì? Những lợi thế khi xây dựng Boq
Nhiều bạn sinh viên mới ra trường, đang thực tập trong lĩnh vực xây dựng không biết Boq là gì? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ mang lại những thông tin bổ ích giúp các bạn giải thích được khái niệm Boq là gì? Cách dự toán và đấu thầu Boq là gì?
Khái niệm Boq là gì?
Boq là từ viết tắt của cụm từ Bill Of Quantities. Đây là bảng chi tiết các công việc, chủng loại vật liệu cũng như khối lượng. Bảng này được lập ra từ yêu cầu kỹ thuật của dự án phê duyệt trên bản vẽ thi công công trình.
Theo Google Boq là gì? còn được dịch theo các nghĩa sau:
Boq: Bộ tứ sĩ quan cơ sở
Boq: Hóa đơn định lượng
Boq: Cử nhân viên chức
Boq:Ngân hàng Queensland
Xem thêm: Đài móng là gì?
Chức năng của Boq là gì đối với ngành xây dựng
Việc sử dụng Boq sẽ giúp cho các nhà thầu chào giá cho một đầu việc, khối lượng. Điều này giúp cân bằng và chính xác cho quá trình bỏ thầu và chọn thầu. Bảng này còn có tác dụng ký kết các bảng hợp đồng, xác định các khoản hỗ trợ thanh toán như Phí chuẩn bị mặt bằng, phí bản vẽ Shop drawing.
Tại các nước thì Boq được pháp luật đưa vào chuẩn hóa và có những quy định dễ dàng. Còn riêng tại Việt Nam thì khác, Boq chủ yếu dùng cho các dự án có liên kết với nước ngoài và không theo một quy chuẩn nào cả. Một vài dự án khi ký kết hợp đồng chưa có bản vẽ thiết kế chi tiết thì Boq là gì đóng vai trò làm bảng giá trị gần đúng. Quyết toán dựa trên căn cứ khối lượng và thực tế nghiệm thu.
Tại sao phải lập bảng Boq là gì?
Đây là yếu tố cần thiết bởi tiến trình thi công và chuẩn bị tài chính một cách đầy đủ sẽ dựa vào bảng Boq này. Sẽ có những trường hợp sai sót nên giá trị quyết toán cần hai bên thống nhất. Giá trị tính toán cuối cùng sẽ theo khối lượng thi công thực tế tại công trường.
- Đây là tài lieuj để chủ đầu tư so sánh các nhà thầu với nhau
- Giúp chuẩn bị nguồn ngân sách tương đối
- Chuẩn bị tiền giải ngân dựa trên ngân sách Boq
- Các Boq của những dự án cũ có thể dùng làm tài liệu để tham chiếu xác định tốt nhất. Chuẩn bị cho các dự án trong tương lai
Quy trình làm một bộ hồ sơ Boq?
B1: Xem kỹ bộ hồ sơ mời thầu và bản vẽ kỹ thuật
Đọc để nắm rõ những công nghệ áp dụng cho việc thi công. Nắm được điều kiện tiên quyết mà hồ sơ mời thầu đề ra. Tiếu những yếu bố này sẽ bãi bỏ ngay lập tức Hồ sơ mời thầu.
B2: Làm theo các biểu mẫu của hồ sơ dự thầu
Không được làm sai các biểu mẫu nào không thì hồ sơ sẽ bị loại ngay
B3: Báo cáo hồ sơ
Bao gồm các yếu tố:
- Năng lực: Các mục này do công ty bạn đề ra gồm các mục cơ bản ( Đăng ký kinh doanh, đăng ký mẫu dấu, các hợp đồng tương tự, danh sách cán bộ thực hiện)
- Biện pháp thi công: Nắm rõ các yêu cầu về biện pháp thi công, bản vẽ kỹ thuật. Cái này do cá nhân công ty quyết định dựa trên công trình thi công.
- Giá thành gói thầu: Đây là điều kiện giúp bạn thắng thầu.
Xem thêm: Móng bè là gì?
Một số lưu ý khi làm hồ sơ Boq
- Kiểm tra kỹ lưỡng hồ sơ mời thầu đã đầy đủ thông tin chưa.
- Làm y nguyên và không được thay đổi nội dung các biểu mẫu
- Khi lập một BPTC phải văn điệu của bạn làm sao cho hay.
- Mục lập đơn giá thầu thì cần bạn phải nắm được cách dự toán.
- Sau khi thực hiện các mục trên bạn phải hoàn chỉnh toàn bộ hồ sơ của mình. Chú ý yêu cầu bảo mật hồ sơ.
Một số chỉ mục liên quan đến Boq là gì?
Spec: Specification có nghĩa là chỉ dẫn kỹ thuật. Ở đây quy định rõ tất cả các vật liệu trong dự án kèm với các tiêu chuẩn nghiệm thu được đưa ra. Với mọi dự án trong nước có các đơn vị tư vấn thiết kế đưa ra các Pec và bản vẽ thi công. Mọi dự án tổng thầu, đơn vị thi công sẽ đưa ra phương án thiết kế kèm theo Spec để tiến hành ký kết hợp đồng.
Pec cũng tương tự như Boq. Đây là công cụ hỗ trợ cho các nhà thầu tính toán Khối lượng công việc cũng như nguồn vật tư.
Ngày nay, với quá trình tiến bộ khoa học kỹ thuật thì những công cụ hỗ trợ 3D nên việc lấy thông số dữ liệu Boq rất dễ dàng và đạt độ chính xác cao.
Các cụm từ liên quan đến Boq là gì?
- Bảng báo giá chi tiết: Breakdown Quotation
- Dự toán sơ bộ: Preliminary estimation
- Mục công việc: Work Item
- Phương pháp đo tính tiêu chuẩn (tính khối lượng): Standard method of measurement
- Chi phí vật tư: Material Cost
- Chi phí nhân công: Labour Cost
- Chi phí máy móc thiết bị: Machinery Cost
- Chi phí trực tiếp: Direct Cost
- Dự toán trực tiếp phí: Estimated Direct Cost
- Chi phí quản lý: Overheads
- Chi phí xây dựng: Construction Cost
- Đơn giá: Unit price/ Unit cost/ Unit rate
- Hợp đồng theo đơn giá khoán: Unit-price Contract
- Giá trọn gói (một hạng mục công việc): Lump sum
- Hợp đồng theo giá trọn gói: Lump sum Contract
- Giá trị hợp đồng: Contract Amount
- Chi tiết hoá chi phí (vật tư, nhân công…): To give/ to make breakdown
- Cho giá, chào giá: To quote prices/ to offer prices
- Dự toán quá cao: To overestimate
- Dự toán quá thấp: To underestimate
- Chi phí phát sinh/ bổ sung: Additional expense
- Kỹ thuật giá: Value engineering (V.E)
- Kiểm tra các tính toán dư thừa: Checking waste calculations
- Tiền lưu ký/ bảo chứng (khi tham gia đấu thầu): Retention Money
- Chi phí quản lý công trường: Site Management Cost