Phân loại các loại móng nhà cơ bản nhất

Posted on 4038 lượt xem

Móng nhà có nhiều loại tùy thuộc vào diện tích xây dựng hay kiểu thiết kế mà ta áp dụng một loại móng tương ứng. Móng nhà được phân loại dựa theo nhiều tiêu chí khác nhau gồm:

Phân loại móng nhà  theo vật liệu

Thông thường sử dụng các loại vật liệu để làm móng như sau. Gạch, đá hộc, đá, bê tông, bê tông cốt thép, cừ tràm…

Móng gạch: Sử dụng cho các loại móng nhà và loại móng mà công trình có tải trọng nhỏ, nền đất tốt, sử dụng ở nơi có mực nước ngầm sâu.

Phân loại móng nhà theo vật liệu
Phân loại móng nhà theo vật liệu

Móng đá hộc: loại lóng này có cường độ lớn, sử dụng ở những vùng có sẵn vật liệu. Và thường xây dựng trên nền đất cứng.

Móng gỗ: Cường độ nhỏ, tuổi thọ ít, ít được sử dụng. Thường sử dụng cho các công trình tạm thời, hoặc dùng để xử lý nền đất yếu. Các loại gỗ thông dụng để xử lý nền đất yếu gồm cọc cừ tràm, cọc bạch đàn và cọc tre.

Móng thép: Ít được sử dụng để làm móng vì thép dễ bị gỉ do nước trong đất và nước ngầm xâm thực.

Móng bê tông và bê tông cốt thép: Cường độ cao, tuổi thọ lâu. Được sử dụng rộng rãi trong xây dựng công trình.

Phân loại các loại móng nhà theo cách chế tạo

Theo cách chế tạo và thi công móng nhà người ta phân ra hai loại: móng đổ toàn khối và móng lắp ghép.

Móng đổ toàn khối: Thường sử dụng vật liệu là bê tông đá hộc, bê tông và bê tông cốt thép. Loại móng này được sử dụng nhiều.

Móng lắp ghép: Các cấu kiện móng được chế tạo sẵn. Sau đó mang đến công trường để lắp ghép. Loại móng này được cơ giới hoá, chất lượng tốt tuy nhiên ít được sử dụng vì việc vận chuyển khó khăn.

Phân loại móng nhà theo sức tải trọng

Theo đặc tính tác dụng của tải trọng người ta phân thành móng chịu tải trọng tĩnh và móng chịu tải trọng động:

Móng chịu tải trọng tĩnh: Móng nhà, công trình chịu tải trọng tĩnh.

Móng chịu tải trọng động: Móng công trình cầu, móng máy, móng cầu trục…

Phân loại móng theo cách thi công

Theo phương pháp thi công người ta phân thành móng nông và móng sâu

Móng nông: Là móng xây trên hố móng đào trần, sau đó lấp lại, độ sâu chôn móng từ 1.2÷3.5m. Móng nông sử dụng cho các công trình chịu tải trọng nhỏ và trung bình. Đặt trên nền đất tương đối tốt (nền đất yếu thì có thể xử lý nền). Thuộc loại móng nông người ta phân ra các loại sau:

Phân loại móng theo cách thi công
Phân loại móng theo cách thi công

Móng đơn: Sử dụng dưới chân cột nhà, cột điện, mố trụ cầu…

Móng băng: Sử dụng dưới các tường chịu lực, tường phụ hoặc các hàng cột, móng các công trình tường chắn.

Móng bản (móng bè): Thường sử dụng khi nền đất yếu. Hoặc tải trọng công trình lớn, hoặc công trình có tầng hầm.

Móng sâu: Là loại móng khi thi công không cần đào hố móng hoặc chỉ đào một phần rồi dùng phương pháp nào đó hạ, đưa móng xuống độ sâu thiết kế. Thường sử dụng cho các công trình có tải trọng lớn mà lớp đất tốt nằm ở tầng sâu.

Móng nhà được phân loại dựa theo nhiều tiêu chí và vật liệu khác nhau, và khi chọn giải pháp và loại móng nhà bạn cũng nên tham khảo những tiêu chí trên đây để chọn loại móng thích hợp nhất cho công trình của mình.

Rate this post

Vựa Cừ Tràm Tân Hoàng Phát

Là đơn vị chuyên cung cấp và thi công các loại cừ tràm, cừ dừa, cừ bạch đàn, phên tre uy tín và chất lượng tại TPHCM và các tỉnh với giá rẻ nhất hiện nay

Địa chỉ: 311/1D Vườn Lài, An Phú Đông, Quận 12, TP.HCM
Email: Tanhoangphat@vuacutram.vn
Website: https://vuacutram.vn