Hiện nay có nhiều hình thức xây dựng một công trình mới. Nhà thầu sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm xây dựng từ a đến z hay còn gọi là “ chìa khóa trao tay”. Hoặc nhiều nhà thầu phụ chịu trách nhiệm xây dựng từng phần. Và loại cuối cùng là chủ nhà tự xây dựng công trình cho mình. Mỗi loại hình thức trên đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Và mình sẽ chia sẽ những kinh nghiệm giúp bạn chọn loại mô hình phù hợp nhất.
Kinh nghiệm xây nhà chìa khóa trao tay
Nếu chủ đầu tư hay chủ nhà không có thời gian để giám sát hay tự mình xây dựng công trình mới. Thì giải pháp chìa khóa trao tay sẽ thích hợp nhất. Bạn nên chọn nhà thầu có kinh nghiệm và giao toàn quyền xây dựng cho họ. Yếu tố quan trọng là chi phí, bạn phải thanh toán đúng thời hạn để tiến độ công trình không bị chậm trễ. Hoặc thuê riêng một giám sát để kiểm tra chất lượng công trình. Và báo cao hay điều chỉnh những hạn mục không đúng như trong bản thiết kế xây dựng.
Những lưu ý khi chọn hình thức xây nhà chìa khóa trao tay
- Xem xét, phê duyệt thiết kế kỹ lưỡng, tránh sửa đổi lớn trong quá trình thi công. Vì việc xin cấp giấy phép xây dựng tương đối khó khăn và mất nhiều thời gian.
- Lựa chọn nhà thầu có kinh nghiệm, uy tín. Thông thường nên dựa trên kinh nghiệm thực tế của họ hàng, bạn bè đã từng làm nhà. Nếu lựa chọn nhà thầu chưa được kiểm chứng. Bạn nên đến xem thực tế các công trình họ đã từng thi công và trao đổi với các chủ nhà họ từng làm việc.
- Nên lựa chọn gói thiết kế và thi công đồng bộ để tiết kiệm chi phí và đảm bảo chất lượng. Có nghĩa là chọn đơn vị thi công và thiết kế chung. Không nên chọn riêng vì sẽ xảy trường hợp không hiểu ý nhau làm ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng.
- Không nên lựa chọn nhà thầu chào giá quá rẻ so với mặt bằng chung. Để tránh chất lượng không đảm bảo chất lượng công trình.
- Phải có một tư vấn giám sát độc lập hoặc một người quen có kinh nghiệm thi công. Để giám sát nghiệm thu các phần công việc và kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng trước khi đưa vào thi công.
Kinh nghiệm tự xây nhà
Nếu bạn có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng các công trình. Hay đơn giản là có kiến thức về xây dựng thì có thể tự mình lên kế hoạch xây nhà mới. Bạn có thể tự mình lựa chọn và thuê các nhà thầu phụ như nhà thầu đổ bê tông sàn, nhà thầu thi công điện nước, nhà thầu trang trí nội thất… Và tự mình chọn và mua vật liệu xây dựng, tính toán chi phí và nên nhớ phải lập kế hoạch trước khi xây dựng để trách tình trạng thâm hụt vốn.
Những lưu ý khi tự xây nhà
- Thuê đơn vị thiết kế nhà: Nếu bạn không có kinh nghiệm hay kiến thức. Thì không nên tự mình thiết kế công trình vì tính thẩm mỹ và chất lượng công trình không cao. Kiến trúc sư chuyên nghiệp sẽ tạo cho ngôi nhà có tính thẩm mỹ phù hợp với yêu cầu chủ nhà, công năng hiệu quả và kết cấu đảm bảo. Dự toán được tính toán trước sẽ giúp chủ nhà ước lượng được số tiền sẽ bỏ ra. Và lượng vật tư cần thiết từ phần thô đến phần hoàn thiện. Nhiều ngôi nhà được xây rất chắc chắn nhưng do thiếu thiết kế đồng bộ từ đầu. Nên giảm giá trị thẩm mỹ và công năng rất nhiều.
- Chọn nhà đầu tư phụ cho từng hạng mục công trình. Nên chọn các những đơn vị có nhiều kinh nghiệm và tay nghề cao. Những phần liên quan nên chọn 1 nhà thầu phụ để công trình không bị gián đoạn.
- Phần xây phần thô là phần quan trọng nhất của căn nhà cần chú trọng vật liệu phải đảm bảo chất lượng. Các phần vật tư điện nước, vệ sinh thường là phần gắn chìm. Trong tường nên lựa chọn các hãng uy tín vì thay thế về sau rất phức tạp.
- Các phần hoàn thiện trát, ốp lát, sơn bả tạo nên vẻ đẹp thẩm mỹ cho căn nhà. Nên vật tư thi công cần phải được cân nhắc lựa chọn từ trước. Không nên thay đổi sẽ gây thiệt nhiều về kinh phí.
- Chủ nhà cần tập trung lo các vật tư chính. Vật tư phụ nên khoán luôn cho nhà thầu nhân công. Tránh trường hợp mất thời gian mua sắm lặt vặt.
Trên đây là những kinh nghiệm xây nhà chìa khóa trao tay và nhà tự mình xây dựng. Tùy điều kiện mà bạn lựa chọn cho mình một giải pháp thích hợp nhất nha.