Nền móng là phần chộn sâu dưới nền đất, tùy từng loại đất mà độ sâu của móng nhà khác nhau. Vậy bạn biết cách nào để xác định chính xác độ của từng loại nền móng không? Tham khảo những phương pháp dưới đây nha.
Trước tiên ta phải xác định loại nền móng nào để tiến hành xây dựng công trình mới.
Khảo sát địa hình
Đặc điểm công trình và tải trọng xây dựng công trình dân dụng tác động lên nền móng. Đây là điều cần thiết mà bất kỳ ai khi bắt đầu xây dựng phải xác định trước. Vì nếu bạn không tính toán trọng tải mà tự ý xây dựng thì công trình có thể xuống cấp bất kỳ lúc nào.
Tình hình phân lớp, giá trị chiều dày các lớp đất. Và tính chất từng lớp đất thi công xây dựng nền móng nhà ở. Nền đất phía dưới có thể chia thành nhiều lớp với độ cứng và độ ẩm khác nhau. Xác định chính xác tính chất này giúp bạn chọn loại cọc cừ tràm hay cọc bê tông thích hợp để gia cố nền móng.
Độ sâu móng nhà được chia thành 2 loại là móng nông và móng sâu. Mỗi móng thích hợp với những công trình có quy mô khác nhau.
Móng nông:
Thường được sử dụng cho các công trình nhà phố. Biệt thự có tải trọng lên móng không lớn và xây dựng trên các nền đất có các lớp đất tốt đủ dày nằm phía trên.
Móng sâu:
Thường được sử dụng cho các công trình có tải trọng lên móng lớn. Hoặc công trình chịu tải trọng ngang lớn và lớp đất tốt nằm dưới sâu. Móng sâu sử dụng chủ yếu là móng cọc. Phụ thuộc vào vật liệu, cọc có thể có các loại: Cọc cừ tràm, cọc thép, cọc bê tông cốt thép…
Trước khi lựa chọn cách tính nền móng cần phải nghiên cứu toàn diện địa điểm khu vực xây dựng nhà ở. Vị trí các hố khoan tương ứng với vị trí móng công trình. Cách tính nền móng được lựa chọn trên cơ sở cân nhắc từng vị trí hố khoan. Xác định giá trị chiều dày và hướng dốc của các lớp đất theo từng mặt cắt địa chất nơi xây dựng móng nhà ở, dân dụng.
Cách xác định độ sâu móng nhà
Độ sâu chôn móng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chịu lực của móng. Và thời gian sử dụng của công trình khi đi vào sử dụng.
Điều kiện địa chất công trình và điều kiện địa chất thuỷ văn vùng xây dựng. Nếu là nền đất cứng như đất đá, đất cát thì độ sâu thấp. Hoặc nếu là đất sét, đất bùn thì độ sâu nên cao hơn.
Trị số và đặc trưng tải trọng tác dụng lên nền gồm số tầng của ngôi nhà, diện tích ngôi nhà.
Chiều sâu chôn móng của nhà hoặc công trình lân cận. Nếu những nhà kế bên có diện tích nhỏ, móng nông thì bạn nên chú ý không đào quá sâu sẽ tác động và gây nguy hiểm đến các công trình đó.
Các kết cấu móng đã sử dụng và các phương án thi công móng. Kết cấu ở đây là loại móng như móng băng, móng bè, móng cọc… Phương án thi công là sử dụng biện pháp nào để gia cố nền móng.
Độ sâu chôn móng các công trình nói chung.
Không nên lấy nhỏ hơn 0,5m so với cốt đất quy hoạch lân cận. Đế móng công trình nói chung nên đặt sâu vào lớp đất chịu lực 10-50cm. Độ sâu chôn móng trong mọi trường hợp không nên nhỏ hơn 1/15 chiều cao công trình.
Khi xây dựng móng lân cận móng công trình hiện có. Không được đặt sâu hơn và ngay sát móng hiện có trừ khi có biện pháp đảm bảo nền đất dưới móng công trình hiện có ổn định.
Đối với công trình có tải trọng vừa và nhỏ:
Có thể sử dụng móng nông. Trong trường hợp tải trọng từ công trình lớn tuỳ thuộc vào khả năng chịu lực của lớp đất. Có thể sử dụng làm lớp đất chịu lực hoặc sử dụng móng cọc hạ vào lớp tốt hơn phía dưới.
Đối với công trình có tải trọng nhỏ:
Như nhà từ 1 đến 3 tầng. Nên đặt móng tại vị trí hố khoan và sử dụng móng nông với độ sâu chôn móng tối thiểu. Kết hợp lớp đệm thay lớp đất thực vật phía trên, đồng thời kiểm tra khả năng chịu lực lớp đất yếu.
Đối với công trình có tải trọng nhỏ có thể sử dụng móng nông kết hợp lớp đệm. Có thể sử dụng cọc tre hoặc cừ tràm đóng xuống lớp đất nằm dưới lớp đệm. Trường hợp công trình có tải trọng vừa (ví dụ nhà 4-7 tầng) có thể sử dụng giằng móng kết hợp gia cố nền bằng cọc cát, cọc xi măng cát… Trường hợp công trình có tải trọng lớn nên dùng cọc bê tông cốt thép hạ vào lớp tốt phía dưới.
Đối với công trình có tải trọng vừa và nhỏ. Có thể sử dụng móng chôn sâu, cọc bê tông cốt thép tiết diện nhỏ. Đối với công trình có tải trọng lên móng lớn. Có thể sử dụng cọc bê tông cốt thép có tiết diện hạ vào lớp đất tốt hơn ở phía dưới.
Đó là những điều bạn nên biết khi xác định độ sâu cho nền móng bạn muốn xây dựng.