Trạng thái giới hạn là trạng thái ứng với khi công trình không ở điều kiện sử dụng bình thường. Võng quá lớn, biến dạng lớn, nứt quá phạm vi cho phép, mất ổn định hoặc bị phá hoàn toàn. Việc tính toán và xác định trạng thái giới hạn là điều kiện. Giúp việc tính toán khả năng chịu lực tối đa của móng nhà bạn đang chuẩn bị xây dựng. Mình sẽ giới thiệu những khái niệm cơ bản nhất về việc tính toán nền móng theo giới hạn trạng thái nha.
Khái niệm tính toán móng nhà theo giới hạn
Như mọi kết cấu chịu lực khác, kết cấu móng có thể phải tính toán thiết kế theo ba trạng thái giới hạn(TTGH). Trạng thái giới hạn thứ nhất, thứ hai và thứ ba.
Ngoài ra, vì móng làm việc chung với nền. Cho nên có thể xảy ra một dạng phá hỏng khác là móng bị lật đổ hoặc trượt trên nền. Khi bị mất ổn định như thế, móng không còn làm việc được nữa,công trình bị bị hỏng mặt dù bản thân móng không đạt tới TTGH nào trong 3 TTGH kể trên. Do vậy khác với kết cấu chịu lực khác. Ngoài 3 TTGH thông thường, móng còn có thể tính theo TTGH về ổn định (lật đổ và trượt) trên nền.
Những móng chịu tải trọng ngang lớn mà lực thẳng đứng nhỏ. Như các tường chắn đất, móng neo… Thì phải tính theo TTGH về ổn định trên nền.
Móng bản đáy của các bể chứa vật liệu lỏng. Móng đặt trong môi trường có tính ăn mòn mạnh phải tính theo TTGH3.
Những móng dạng tấm mỏng, biến dạng lớn thì phải tính theo TTGH2.
Tất cả các loại móng nhà đều phải tính toán theo TTGH1. Đối với móng của hầu hết các nhà dân dụng và công nghiệp thì chỉ cần thiết kế và tính toán theo TTGH1 là được.
Khái niềm về tính toán nền đất theo TTGH
Không như những kết cấu chịu lực làm bằng những vật liệu khác, nền đất chỉ có hai TTGH. Trạng thái giới hạn thứ nhất (về cường độ) và TTGH thứ hai (về biến dạng). TTGH thứ ba về sự hình thành và phát triển khe nứt) không có ý nghĩa đối với nền đất.
Các tính toán nền đất theo trạng thái giới hạn 1
Các nền đất có đặc điểm sau đây được xem là đạt TTGH1 :
- Các nền đất sét rất cứng, cát rất chặt, đất nửa đá và đá.
- Các nền đặt móng thường xuyên chịu tải trọng ngang với trị số lớn (Tường chắn, đê chắn…)
- Các nền trong phạm vi mái dốc (Ở trên hay ngay dưới mái dốc). Hoặc lớp đất mềm phân bố rất dốc thì phải tính toán thiết kế theo TTGH1.
- Các nền đất thuộc loại sét yếu bão hòa nước và than bùn.
- Công thức kiểm tra: N ≤ Φ/ Kat
Trong đó:
- N: Tải trọng ngoài tác dụng lên nền trong trường hợp bất lợi nhất.
- Φ: Sức chịu tải của nền theo phương của lực tác dụng.
- Kat: Hệ số an toàn, phụ thuộc loại nền và tính chất của tải trọng, công.
Các tính toán móng nhà theo trạng thái giới hạn 2
Việc tính toán nền theo TTGH2 được áp dụng cho tất cả các loại nền trừ các loại nền ở TTGH1. Mục đích của việc tính toán là khống chế biến dạng tuyệt đối và chuyển vị ngang của nền không vượt quá giới hạn cho phép. Đảm bảo điều kiện làm việc bình thường của công trình.
Ngoài việc xác định loại nền đất, sức tải trọng của đất thì việc tính toán nền móng theo trạng thái giới hạn là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của một công trình xây dựng.