Để gia cố nền đất yếu, dễ sụt lở, người thi công thường sử dụng biên pháp đóng cọc cừ tràm, đồng thời cố định bằng phên tre. Đây là phương pháp được ứng dụng nhiều ở các tỉnh Nam Bộ.
Tác dụng gia cố nền đất của phên tre
Tre là loài cây quen thuộc của làng quê Việt Nam. Đặc tính của tre là dẻo dai, độ cứng và độ bền tương đối cao. Từ những cây tre già, dài, thẳng. Người thợ sẽ chẻ ra thành những thanh tre có kích thước tương tự nhau. Sau đó, ghép các thanh lại, đảm bảo đầu tre bằng nhau. Đồng thời cố định chúng bằng các thanh ngang đặt tại vị trí 2 đầu chốt, giữa,..
Phên tre làm ra có cấu tạo chắc chắn, độ bền cao cùng đặc tính dẻo dai từ tre. Thích hợp để làm kè chắn đất, gia cố thành vách bao quanh hố móng,.. Nhờ đó hố móng sẽ tránh được nguy cơ sạt lở. Phên được áp dụng nhiều trong việc xây dựng nhà ở dân dụng, móng công trình,..

Tác dụng gia cố nền đất của cừ tràm
So với tre, cừ tràm là loại cây ít được biết đến hơn. Tuy nhiên, đối với dân công trình, cừ tràm lại là một loại nguyên liệu quen thuộc. Cừ tràm đạt tiêu chuẩn phải có tuổi đời trên 5 năm, thân thẳng, lõi tươi. Đặc biệt, cừ tràm khi đóng phải để nguyên vỏ.
Tùy theo tải trọng của công trình mà kích thước cừ tràm và mật độ đóng cọc sẽ dao động khác nhau. Hiện nay, người ta đang sử dụng hai phương pháp. Đóng cọc cừ tràm bằng tay và đóng cọc cừ tràm bằng máy. Cừ tràm đóng xong phải thẳng đứng, độ sâu chạm tới tầng đất vững chắc thì mới đạt tiêu chuẩn.
Tham khảo thêm: bảng báo giá cừ tràm mới nhất hiện nay tại TPHCM.
Phiên tre kết hợp cừ tràm – Phương pháp gia cố móng hoàn hảo
Nền đất vững thì mới chịu được tải trọng công trình lớn. Với những vùng đất yếu, dễ sụt lở thì phương pháp thi công đóng cọc cừ tràm kế hợp phên tre là cực kì cần thiết. Cừ tràm, phên có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Chúng giúp nhau trụ vững hơn trên mặt đất, đồng thời cùng nhau gánh đỡ tải trọng của công trình.
Nếu không sử dụng biện pháp thi công kể trên thì với nền đất yếu. Bạn sẽ không bao giờ thành công trong việc xây nhà. Phương pháp này đã được người dân áp dụng hàng trăm năm nay. Qua kiểm nghiệm thực tế, các công trình được xây dựng dựa trên phương pháp gia cố nền móng bằng cừ tràm và phên tre. Đều có tuổi thọ ít nhất từ 50 đến 100 năm.

Ưu điểm của phương pháp gia cố nền đất bằng cừ tràm và phên tre
Không phải ngẫu nhiên phương pháp gia cố nền đất bằng cừ tràm và phên tre lại được nhiều người tin tưởng và yêu thích đến vậy. Phương pháp này có rất nhiều ưu điểm nổi bật, cụ thể:
– Chi phí rẻ: Tre và cừ tràm là loại cây dễ trồng, có giá bán không cao. Vì vậy, nếu sử dụng hai nguyên liệu này trong công trình thi công xây dựng thì bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều kinh phí.
– Độ bền cao: Thực tế đã chứng minh việc gia cố nền đất bằng cừ tràm và phên tre vô cùng chắc chắn. Chỉ cần thực hiện đúng quy trình, đúng kĩ thuật tuổi thọ của công trình có thể lên tới vài trăm năm.
– Nguyên liệu vô hạn: Tre và cừ tràm là loại cây dễ trồng, nhanh cho thu hoạch. Vì vậy dù nhu cầu có tăng thì nguồn cung vẫn đủ sức đáp ứng.
– Dễ áp dụng trong thực tế: Hiện nay, để đóng cọc cừ tràm, người thợ sẽ đóng bằng tay và máy. Quá trình đóng cọc sẽ có sự trợ giúp của máy ép, máy đo kinh vĩ độ, cần cẩu,.. Đa phần các loại máy này đều dễ sử dụng. Nhờ đó, việc gia cố đất sẽ diễn ra nhanh chóng và dễ dàng.
– Thân thiện với môi trường: Tre, tràm đều là những nguyên liệu tự nhiên, hoàn toàn thân thiện với môi trường. Sử dụng các loại vật liệu thân thiện với môi trường đang là xu hương của nền kiến trúc tương lai.
Phên tre là một sản phẩm hữu dụng trong đời sống hàng ngày. Đơn cử như việc gia cố nền đất, nếu được kết hợp với cừ tràm, phên tre sẽ giúp đất chịu được tải trọng lớn từ công trình. Do đó, tại các vùng đất yếu, dễ sụt lở, người dân thường xuyên áp dụng biện pháp này.
Xem thêm: https://vuacutram.vn/phen-tre-cot-tre-xu-huong-moi-cua-kien-truc-tuong-lai/