Kỹ thuật nuôi trồng và chăm sóc cây bạch đàn

Posted on 3449 lượt xem

Để có nguồn nguyên liệu gỗ bạch đàn phục vụ thì điều quan trọng nhất đó là quá trình chọn con giống và chăm sóc cây khi đã trồng rừng. Khí hậu và thổ nhưỡng của nước ta vô cùng thích hợp với cây bạch đàn. Đã có hàng ngàn héc ta rừng bạch đàn được trồng trên khắp các cả nước để phục vụ cho ngành công nghiệp giấy, xây dựng và sản xuất vật dụng.

Để có thể hiểu rõ hơn về quá trình có được nguồn gỗ bạch đàn. Xin mời các bạn cùng chúng tôi tham khảo về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bạch đàn.

Vùng sinh thái phù hợp để cây bạch đàn phát triển tốt.

Các loài cây bạch đàn nói chung và một số loài đang được trồng tại Việt Nam nói riêng. Thì nhiệt độ phù hợp để có thể trồng cây bạch đàn phát triển là từ 18 – 32 độ C. Lượng nước mưa trung bình năm phải đạt ngưỡng 1.500 – 2000 mm trong một năm. Vùng đất trồng có độ cao so với mực nước biển nằm trong khoảng từ 100 đến 300m. Đất nền có độ dày từ 50 – 100cm. Loại đất thích hợp là loại đất nâu, vàng do phù sa bồi tụ. Ngoài ra còn thích hợp vừa là nhóm đất nhiễm phèn, điển hình các tỉnh phía Nam.

Kỹ thuật chọn giống bạch đàn như thế nào?

Nguồn gốc và kinh phí là 2 tiêu chí giúp chúng ta lựa chọn phù hợp những cây bạch đàn. Giống loài cũng đóng một vai trò chủ chốt trong thời gian phát triển của cây. Các loại cây giống khác nhau sẽ phù hợp theo từng loại đất tại các vùng miền khác nhau.

Chống chịu với sâu bệnh tốt hay xấu cũng phụ thuộc vào giống chúng ta chọn lựa.

ky thuat trong va cham soc cay bach dan
Chăm sóc rừng bạch đàn

Thống kê tại các vùng, nơi trồng cây bạch đàn cho ra rằng. Một số loài đang được trồng nhiều tại nước ta: Camaldunensis, Camaldunensis, E.tereticornis,…

Các giống bạch đàn mới

Hiện tại, có 5 loại giống bạch đàn mới: PNCT3, UP99, UP35, PN108, PNCT4. Các loại mới này đang được trồng khá phổ biến tại các tỉnh miền nam. Về dòng lai thì khỏi phải nói quá nhiều tốc độ sinh tưởng. Rút ngắn từ 2 – 3 năm trồng và chăm sóc.  Những loại giống mới này rất chất lượng và sinh trưởng khá tốt, không sâu bệnh xâm hại trong suốt quá trình trồng, chăm sóc.

Kỹ thuật ươm giống và gieo hạt bạch đàn ra sao?

Khi bước vào những tháng mưa tại nước ra thì người nông dân bắt đầu ươm cây non để cho kịp thời vụ. Cây bạch đàn sẽ được ưng giống trong thời điểm này .Bắt đầu tiến hành trồng cây vào từ giữa tháng sáu đến hết tháng bảy hằng năm . Mật độ cá thể cây con giống sẽ dao động từ 1.500 đến 2.000 trên 1 hecta.

Làm đất là giai đoạn quan trọng không kem. Giai đoạn làm đất này sẽ diễn ra vào cuối mùa khô khoảng tháng 5.

Biện pháp xử lý đất sẽ phụ thuộc vào từng nơi khác nhau. Đối với loại trên đồi cao, xe xúc không vào được. Thì sử dụng phương pháp truyền thống sử dụng bằng cách đốt, phát dọn bằng thủ công.

Quy mô trồng cây bạch đàn như thế nào?

Tiến hành tạo những luống trồng cây giống có kích thước bề rộng 3m, chiều cao 0,8m, khoảng cách những các cây là 5m.

Một hecta có thể trồng được bao nhiêu cây bạch đàn

Đối với những khu rừng được trồng theo đúng kỹ thuật sẽ trồng theo quy mô chuẩn kỹ thuật tiêu chuẩn. Mỗi cây cách nhau tầm 3 – 4m. Nếu được canh tác cây bạch đàn đúng kỹ thuật. Sau 5 – 7 năm có thể thu hoạch gỗ thô rồi. Năng suất thu hoạch đã đạt từ là 80 – 105 m3/hecta.

Quy trình chăm sóc cây bạch đàn

Quá trình chăm sóc cây bạch đàn như sau:

Tiến hành bón lót 2kg phân hữu cơ vi sinh trước khi trồng, 0,2kg NPK 8 – 4 – 4. Dùng lớp đất được đào lên tầng mặt đập nhỏ và trộn đều với phân. Sau 15 – 20 ngày nếu  có thời tiết thuận lợi cho việc trồng cây như: Mưa nhỏ, lâm râm, mát, nhiệt độ đủ ẩm sẽ bắt đầu trồng cây giống.

Sau một thời gian trồng khoảng 2 tuần chung ta tiến kiểm tra từng khu vực rừng đã trồng. Khi phát hiện các cây con bị gãy, chết thi sẽ trồng lại cho kịp tiến độ của vụ mùa. Để rừng bạch đàn phát triển tốt, khỏe mạnh cần phải bón phân thúc thêm một lần nữa với lượng 0,2kg NPK/cây.

Kỹ thuật trồng cây bạch đàn

Trong 3 năm đầu tiên, rừng bạch đàn cần được chú ý bảo vệ và chăm sóc chu đáo. Phòng ngừa các tác động xấu gây hại của côn trùng, thời tiết.  Thường xuyên xới cuốc xung quanh để loại bỏ các loại dây leo quấn quanh, cỏ dại gây chèn ép gốc cây non.

Kết luận

Có thể thấy kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bạch đàn không quá khó và cũng dễ dàng thực hiện. Chúng ta cần những điểm lưu ý sau đây: chọn giống cây phù hợp với thổ nhưỡng, chống chịu sâu bệnh, chọn các giống cây mà cụ kiểm lâm đã cấp phép. Chú ý trong khoảng thời gian đầu khi mới trồng và 3 năm đầu tiên của cây phát triển. Phát hiện ra cây chết, bệnh trên cây, phát dọn cây bụi, cỏ và dây leo bám vào cây.

Sau bài viết này chúng tôi mong nó sẽ đem đến những kiến thức có ích cho việc trồng rừng bạch đàn của bạn.

Rate this post

Vựa Cừ Tràm Tân Hoàng Phát

Là đơn vị chuyên cung cấp và thi công các loại cừ tràm, cừ dừa, cừ bạch đàn, phên tre uy tín và chất lượng tại TPHCM và các tỉnh với giá rẻ nhất hiện nay

Địa chỉ: 311/1D Vườn Lài, An Phú Đông, Quận 12, TP.HCM
Email: Tanhoangphat@vuacutram.vn
Website: https://vuacutram.vn