Bạch đàn hay còn có tên gọi khác là cây Khuynh diệp thuộc họ Đào kim có nguồn gốc từ nước Úc. Hiện nay có khoảng hơn 700 loài bạch đàn được phân bố rộng trên toàn thế giới. Gồm châu Mỹ, châu Âu, châu Phi, vùng Địa Trung Hải, Trung Đông, Trung Quốc, bán đảo Ấn Độ… và cả Việt Nam.
Cây bạch đàn là loài thực vật thích nghi với khí hậu cận nhiệt. Không cần nhiều nước và ưa ánh nắng vì vậy nhiều khu vực có điều kiện khô cằn rất thích hợp cho loại cây thân gỗ này.
Ở Việt Nam cây bạch đàn được trồng cách đây hơn 70 năm và con số chính xác là từ 1950. Từ đó đến nay diện tích bạch đàn được mở rộng và trồng nhiều ở khu vực ven biển. Và vùng núi đá. Bạch đàn trở thành loại gỗ thông dụng và có giá trị thương phẩm lớn.
Đặc điểm sinh học của cây bạch đàn
Loài Bạch Đàn nói chung rất mau lớn, tán lá hẹp thưa. Trồng trong vòng 5, 6 năm thì có chiều cao trên 7m và đường kính thân cây khoảng 9-10 cm. Lá thường thon dài cong cong có màu xanh hơi mốc trắng hoặc xanh đậm chứa chất dầu Eucalyptone thơm mùi dầu tràm. Hoa có cuốn ngắn, trái hình bông vụ, bên trong chứa nhiều hạt nhỏ màu nâu sậm .
Bạch đàn là loại cây gỗ lâu năm, thời gian sống dài có thể hơn 50 năm. Lá bạch đàn dùng để chiếc xuất tinh dầu dùng trong ngành dược.
Công dụng cây bạch đàn
Bạch đàn được trồng chủ yếu để khai thác lấy gỗ. Cây càng lâu năm thì giá trị thương phẩm càng cao. Những cây có đường kính nhỏ thường sử dụng làm cọc gia cố nền đất. Cọc cừ tràm với cừ bạch đàn là 2 loại cọc phổ biến trong ngành xây dựng hiện nay. Thân bạch đàn thẳng, cứng có thể tồn tại lâu năm dưới nền đất yếu và đất bùn. Và chịu được 1 phần lực cho các phần bên trên công trình.
Những cây có đường kích lớn được xẻ thành nhiều phần. Để làm vật liệu xây dựng, đồ thủ công mỹ nghệ hay bàn nghế…
Lá cây bạch đàn được sử dụng để làm thuốc. Dân gian thường dùng lá tươi hoặc Lá Khô. Lá tươi không cần phải chế biến gì thêm mà sử dụng được luôn.
Lá bạch đàn còn được dùng trong công nghiệp để chiết xuất tinh dầu Khuynh Diệp. Một loại tinh dầu có giá trị cao, được sử dụng rộng rãi trong y học và trong công nghiệp Mỹ phẩm.
Gỗ bạch đàn còn được dùng làm củi đốt trong sinh hoạt hằng ngày, làm than của…
Bạch đàn có thể chịu đựng điều kiện khắc nghiệt nên được trồng ven biển. Ven sông giúp chống xâm ngập mặn, chắn gió, cát, được xem như bức tường thiên nhiên vững chắc.
Lá bạch đàn trị một số loại bệnh sau:
Bênh ho: dùng tinh dầu để bôi ngoài da, đặc biệt là ở ngực, cổ họng và hai bên thái dương. Nếu không có tinh dầu có thể dùng lá bạch đàn kết hợp lá sả đun nước để xông hơi và tắm.
Đau nhức xương khớp: dùng tinh dầu Khuynh Diệp xoa bóp những vùng cơ khớp bị đau. Hoặc dùng lá bạch đàn đun lấy nước để xông hơi.
Trị hôi nách: dùng lá bạch đàn tươi giã nát, chà xát vào vùng nách sau khi tắm. Mỗi ngày là một lần làm liên tục cách trên trong thời gian khoảng một tuần mùi hôi vùng nách sẽ giảm.
Điều trị ghẻ, ngứa ngoài da: lấy lá bạch đàn đun nước mà tắm hàng ngày. Nước lá bạch đàn có mùi tinh dầu và vị đắng sẽ giảm tình trạng ngứa hay dị ứng da do các loài vi khuẩn gây ra.
Ngày nay cây bạch đàn được nhân giống bằng nhiều cách như. Nuôi cấy mô, ươm hạt hay chiếc cành nên lượng cây giống nhiều và có giá thành thấp. Từ lúc trồng đến lúc thu hoạch cây thương phẩm từ 5 đến 10 năm và mang lại giá trị kinh tế cao.
Xem thêm: https://vuacutram.vn/nhung-tac-dung-khong-ai-ngo-cua-cay-tre/