Biện pháp thi công đóng (ép) cọc cừ tràm là gì?
Biện pháp thi công đóng (ép) cọc cừ tràm được coi là biện pháp gia cố nền móng. Hiệu quả cho những công trình xây dựng nhỏ, có sưc chịu tải ít. Thi công đóng cừ tràm không chỉ giúp tăng độ chịu tải và giảm độ lún. Phương pháp thi công này còn giúp tiết kiệm chi phí tối đa bởi giá thành rẻ. Vậy khi áp dụng biện pháp thi công đóng cừ tràm này bạn cần lưu ý những điều gì?
Đây là biện pháp thi công gia cố nền móng cho các công trình ở nền đất yếu. Ẩm ướt, sình lầy, có tải trọng như các công trình nhà xây dựng từ 1 đến 4 tầng hay các công trình gia cố bờ đê, bờ kè. Đặc biệt biện pháp thi công ép cọc cừ tràm này rất phù hợp với những công trình có mực nước ngầm cao. Vì theo đặc tính tự nhiên gỗ cừ tràm sẽ sống rất tốt ở môi trường ngập nước.
Phương pháp thi công này thường được ứng dụng ở các khu vực phía nam. Bởi cừ tràm xuất hiện nhiều ở các khu vực phía nam, khi đó sẽ giảm được chi phí giá thành vận chuyển. Biện pháp thi công đóng cừ tràm này cũng tương tự như biện pháp ép cọc tre ở miền Bắc.
Ưu nhược điểm của biện pháp thi công ép cọc cừ tràm
Với những vùng đất luôn ẩm ướt, ngập nước có hệ số rỗng cao. Các kiến trúc sư sẽ luôn ưu tiên cho việc sử dụng biện pháp thi công đóng cừ tràm. Bởi cọc cừ tràm khi vào đất sẽ giúp nâng đỡ độ chặt của đất. Nâng kết cấu cũng như tăng sức chịu tải của khu đất lên.
Đặc biệt cừ tràm khi sống ở môi trường ngập nước tuổi thọ sẽ tăng lên 50 – 60 năm mà cũng không bị mục nát, mối mọt. Khi áp dụng biện pháp thi công này trên nền đất khô cằn, thiếu nước. Cừ tràm sẽ không phát huy được tác dụng mà sẽ bị mục nát rất nhanh.
Để tìm hiểu thêm về móng trong công trình xây dựng bạn có thể tham khảo: tại đây
Ưu điểm
So với các phương pháp khác, khi sử dụng biện pháp thi công đóng cừ tràm sẽ có giá thành rẻ hơn rất nhiều. Do đây là nguyên liệu có thể khai thác sẵn trong tự nhiên và không mất quá nhiều chi phí vận chuyển. Đây là biện pháp thường được sử dụng ở vùng đất ngập nước. Khi mà các biện pháp ép, đóng cọc khác không thể thực hiện. Biện pháp thi công đóng cừ tràm có thể ép bằng phương pháp truyền thống ép tay. Hoặc cũng có thể sử dụng máy để ép.
Do đó, người tiêu dùng sẽ có sự lựa chọn để cân đối chi phí hợp lý nhất. Cọc cừ tràm sẽ có tuổi thọ khá cao khi sống ở trong môi trường ngập nước. Do vậy khi áp dụng đúng cách biện pháp thi công ép cọc cừ tràm. Sẽ giúp giữ vững được nền móng của công trình, tăng tuổi thọ, giảm sụt lún ở công trình xây dựng.
Nhược điểm
Trên đây là những ưu điểm của biện pháp thi công đóng cừ tràm. Tuy nhiên bất cứ phương pháp nào cũng có nhược điểm, và ép cọc cừ tràm cũng không ngoại lệ. Khi thực thi biện pháp ép cọc cừ tràm đòi hỏi đơn vị thi công, thiết kế phải có tay nghề cao. Trình độ chuyên môn đủ mới có thể triển khai đóng ép. Như vậy mới có thể đảm bảo được công trình sau khi xây dựng không bị sụt lún hay nghiêng ngả. Hơn nữa, biện pháp thi công ép cọc cừ tràm này sẽ tốn nhiều thời gian hơn so với các biện pháp thi công khác. Bởi tính chất đất nền xây dựng yếu và phương cách đóng từng cọc cần có sự tính toán tỉ mỉ.
Trước đây cừ tràm rất dễ có thể tìm mua, nhưng ngày nay do lượng cung không đảm bảo lượng cầu. Cho nên tìm được cọc cừ tràm đảm bảo đúng, đủ yêu cầu kỹ thuật là rất khó khăn. Do vậy nó cũng sẽ ảnh hưởng tương đối đến quá trình thi công cũng như chất lượng thi công của công trình. Khi áp dụng biện pháp thi công ép cọc cừ tràm nên lựa chọn những cây cừ tràm mới được khai thác, còn mới, thẳng và độ dài. Đường kính đúng quy chuẩn có như vậy mới đạt được quy chuẩn chịu tải từ 0,6 – 0,9 kg/ cm2.
Thuyết minh biện pháp thi công đóng cừ tràm về phạm vi áp dụng
Phương pháp đóng cọc cừ tràm chỉ được áp dụng nếu khu vực đạt đủ 2 tiêu chuẩn sau:
– Tải trọng của công trình không lớn.
– Đất ẩm ướt ngập nước. Tại các vùng đất này, tuổi thọ cọc cừ tràm sẽ trên 50 năm.
– Tùy theo từng cấu trúc của các loại đất mà ta sẽ có cách tính toán só lượng cọc trên 1m2 đất. Thông thường :
- Với đất yếu có độ sệt IL = 0,55: 0,66 thì nên đóng16 cọc cho 1m2.
- Với đất yếu có độ sệt IL = 0,7 : 0,8 thì theo tính toán móng cừ tràm nên đóng 25 cọc cho 1m2.
- Và cuối cùng với đất yếu IL . 0,8 trong tính toán đóng cọc cừ tràm chính xác cần tới 36 cọc.
Yêu cầu của cừ tràm
Cừ tràm được dùng phải đáp ứng các chỉ tiêu sau:
– Cừ tràm thẳng, tươi, nguyên vỏ, có tuổi thọ trên 5 năm
– Kích thước tối thiểu của cừ tràm là: gốc 8-10cm, dài 4m, ngọn 3,5cm. Ngoài ra, tùy theo tải trọng của công trình mà bạn có thể chọn lựa loại cừ tràm có kích cõ lớn hơn.
Phương pháp hạ cọc cừ tràm
Hiện nay, người ta thưởng đóng cọc cừ tràm bằng biện pháp thủ công hoặc truyền thống:
– Hạ cọc thủ công bằng tay: trước tiên bạn phải bịt đầu cọc bằng sắt để khi đóng bộ phận này không bị dập nát. Nếu không bịt sắt thì mỗi khi đóng xong bạn phải cưa bỏ phần dập nát. Hiện nay, người ta chủ yếu dùng vồ gỗ rắn để đóng. Trừ trường hợp đất yếu bùng nhùng, dùng vồ cọc bị nảy lên thì người ta mới đổi sang phương pháp gia tải, kết hợp rung lắc.
– Hạ cọc bằng máy: So với phương pháp thủ công thì việc dùng máy sẽ nhanh gọn hơn. Người ta sẽ dùng gầu máy đào để ép cọc.
Dù bạn sử dụng phương pháp nào thì cũng nên nhớ quy tắc đóng cọc từ ngoài vào. Nếu cọc xếp theo hàng thì cần đóng cọc theo hàng tuần tự. Với trường hợp cọc cừ tràm kề vách hố đào thì đóng từ cọc xa hố đào nhất rồi mới đến cọc nằm ở phía trong.
Dùng cần cẩu vận chuyển cừ tràm
Trình tự đóng cọc cừ tràm
Trình tự đóng cọc là một phần không thể thiếu được trong bản thuyết minh biện pháp đóng cừ tràm. Bạn nên ghi nhớ các quy tắc sau:
– Đóng cọc theo quy tắc cái đinh ốc, từ ngoài vào trong, từ xa vào gần
– Cừ tràm lớn đóng trước, nhỏ đóng sau
– Cừ tràm sau khi đóng xuống nền đất phải thẳng, không gẫy, dập, cong vênh.
Sau khi dã đóng hết toàn bộ cọc, bạn cần phủ lên đầu cọc một lớp cát vàng. Bề dày của lớp cát vào khoảng 10cm. Tiếp đến, bạn đổ bê tông lót và thi công các phần tiếp theo.
Đặc biệt trong trường hợp bạn không thể đóng cừ tràm bằng tay hay bằng máy đào thì nên chuyển sang máy đóng cừ dung. Trường hợp này thường xảy ra tại khu vực toàn cát hoặc xà bần san lấp. Do cừ tràm được dung từ từ xuống dần nên hoàn toàn đảm bảo độ chắc chắn và bền vững.
Một số lưu ý khi áp dụng biện pháp thi công đóng ép cọc cừ tràm
- Cọc cừ tràm phải là cọc tươi, mới, thẳng để đảm bảo cấu trúc truyền lực không bị thay đổi. Dẫn đến thay đổi kết cấu của cả móng cừ tràm.
- Khi đóng, ép cọc nên đặt vị trí của cừ tràm ở vị trí cao hơn mạch nước ngầm và đất vẫn ẩm ướt. Có độ bão hòa cao. Để đảm bảo cừ tràm không bị khô dẫn đến hỏng hóc, mục nát.
- Khi đóng cọc cừ tràm xong cần tiến hành tạo một lớp lót bê tông. Lớp lót này không được phép làm qua loa vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến kết cấu của cả móng. Một sai sót nhỏ cũng có thể làm cho kết cấu bị lỏng lẻo dẫn đến sụt lún công trình.
- Không nên lấy cách phủ lên đầu cừ sau khi đóng vì cát có thể len lỏi xuống dưới cấu trúc của đất. Dẫn đến cấu trúc bị nới lỏng ảnh hưởng đến toàn bộ công trình.
- Khi áp dụng biện pháp thi công đóng cừ tràm. Cần đóng cừ tràm xuống thẳng, không gẫy, dập hay cong vênh . Để đảm bảo chất lượng công trình xây dựng. Trong trường hợp là dải cọc hoặc hàng cọc thì nên đóng tuần tự theo hàng. Với cọc cừ tràm ở vách hồ, bờ kè thì đóng từ hàng cọc xa mép hồ nhất vào.
- Khi áp dụng biện pháp thi công đóng cừ tràm biện pháp ép cọc từ ngoài vào trong, từ xa vào gần. Sẽ không giúp cho kết cấu đất được bền vững chặt chẽ hơn. Mà biện pháp này chỉ làm cho ta tốn thời gian và nhân công trong xây dựng.
Kết luận
Nhìn chung, dù bạn đã nghiên cứu rất nhiều bản thuyết minh biện pháp đóng cừ tràm thì vẫn thấy nó khá khó hiểu. Phương pháp này mạnh về yếu tố kĩ thuật nên không phải ai cũng có thể tiếp thu được các kiến thức chuyên sâu. Để hiểu hơn về biện pháp này, bạn cần nhờ cậy đến sự tư vấn của các công ty chuyên thi công, thiết kế cọc cừ tràm đáng tin cậy. Liên hệ ngay với Vựa Cừ Tràm Tân Hoàng Phát qua hotline 0938.688.993. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp và thi công cừ tràm. Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn biện pháp thi công đóng cừ tràm tốt nhất hiện nay.