Đất phèn sẽ không chỉ có mỗi cừ tràm

Posted on 4525 lượt xem

Vùng đất nhiễm phèn của đồng bằng sông Cửu Long từ xưa đến nay đã quen thuộc với cây cừ tràm. Giá tràm lên xuống bấp bênh trong một thời gian dài nhưng để tìm một loài cây thay thế trên vùng đất này không phải là điều đơn giản. Mà loài cây thay thế đó cũng phải là một loài cây lâm nghiệp để đảm bảo diện tích rừng độ che phủ đất. Trong những năm gần đây một hướng đi mới đã được mở ra, đó là cây keo lai được Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam nghiên cứu và trồng thử nghiệm đã đem lại hiệu quả tích cực.

Tiềm năng rất lớn để phát triển keo lai trên đất phèn

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì diện tich đất phèn ở đồng sông Cửu Long chiếm gần 1,6 triệu ha. Chủ yếu là cây cừ tràm chiếm phần lớn đa số. Giá cừ tràm lên xuống bấp bênh nên cây keo lai sẽ là một hướng đi đúng cần được quan tâm và nhân rộng.

Diện tích lớn như vậy việc phá thế độc canh cây cừ tràm sẽ là một bước đột phá rất lớn trong hiệu quả phát triển kinh tế. Đã có nhiều hộ dân chuyển đổi sang trồng lúa để thay thế cừ tràm nhưng hiệu quả thu lại được không cao. Thật vậy do công chăm sóc cao hơn các loại đây không bị nhiễm phèn cộng thêm với năng suất không cao nên hiệu quả chuyển đổi là rất thấp.

Cừ tràm trên đất phèn
Cừ tràm trên đất phèn

Hơn nữa nếu chuyển đổi sang trồng lúa sẽ khiến mật độ trồng rừng giảm xuống. Vì vậy keo lai chính là sự lựa chọn hoàn hảo nhất bên cạnh cây cừ tràm ở trên vùng đất nhiễm phèn này. Trên thực tế cũng đã minh chứng cho hiệu quả đó. Theo tính toán của các chuyên gia, mỗi ha keo lai cho sản lượng khoảng 200 – 250 m3 gỗ. Giá gỗ bì đến nay trước nay vẫn ổn định 1.000 đồng/kg. Các phụ phẩm cành, nhánh cũng bán được giá 700 đồng/kg. Chỉ sau 5 năm trồng keo lai, người dân có thể thu được 200 triệu đồng/ha. Trong khi đó để thu hoạch cừ tràm phải mất ít nhất 7 năm mà số tiền thu lại chỉ hơn 100triệu/ha.

Về giống cây và kĩ thuật trồng keo lai

Hiện tại theo Thạc sĩ Võ Ngươn Thảo Giám đốc trung tâm nghiên cứu thực nghiệm lâm nghiệp Tây Nam Bộ. Cho biết đã thống nhất được giống cây và kĩ thuật trồng keo lai để thay thế cây cừ tràm. Sẽ có 4 giống keo lai được áp dụng trồng trên vùng đất nhiễm phèn này: AH7, AH1, BV32 và TB12. Đây là 4 giống cây cho năng suất tốt trên các líp và bờ ao U Minh Hạ tỉnh Cà Mau.

Về kỹ thuật trồng rừng, đối với vùng đất phèn cần thực hiện tạo líp với độ rộng mặt líp từ 10 – 12m. Độ cao líp so với mặt đất tự nhiên từ 0,6 – 0,8m, kênh rộng 4m và sâu 1m. Mật độ trồng rừng kinh doanh gỗ xẻ trên líp và bờ bao là 1.100 cây/ha. Hoặc mật độ từ 1.600 – 2.000 cây/ha trồng ban đầu sau đó tỉa thưa rừng ở năm thứ 3 – 4. Để lại mật độ cuối cùng từ 833 – 1.100 cây/ha.

Về năng suất rừng, có thể khẳng định rằng các dòng keo lai được công nhận sinh trưởng tốt trên dạng líp mới. Và trên bờ bao ở vùng đất phèn U Minh Hạ. Trong đó, các dòng AH7, AH1, BV32 và TB12 là những dòng có sinh trưởng tốt nhất. Và cho năng suất rất cao từ 34 – 37 m3/ha/năm sau 4,5 tuổi. Và cao hơn từ 10 – 30% năng suất trung bình của các dòng keo lai khác. Như vậy, sau 7 năm trồng 1ha rừng keo lai trồng bằng 4 giống này cho sản lượng khoảng 200m3 gỗ. Cao hơn nhiều lần so với các vùng khác và tỷ lệ gỗ lớn đạt trên 50%.

Xem thêm: https://vuacutram.vn/du-lich-sinh-thai-rung-cu-tram

Cần có những bước đi cẩn trọng khi thấy thế cây cừ tràm

Có thể nhận thấy hiệu quả về mặt kinh tế thấy rõ khi chuyển đổi thay thế cây cừ tràm bằng keo lai. Tuy nhiên quá trình này phải diễn ra từ từ và với diện tích phù hợp. Phải có sự dung hòa cần thiết về 2 loài cây này trên vùng đất nhiễm phèn. Quá trình chuyển đổi này chủ yếu để tăng hiệu quả kinh tế đối với việc trồng rừng của người dân.

Bài học về cây cừ tràm cũng đã cho chúng ta nhiều kinh nghiệm. Khi cung vượt quá cầu thì giá trị mà người trồng rừng thu lại được là rất thấp. Do đó các nhà chức trách phải cân nhắc kĩ lưỡng. Nên thay thế cừ tràm bằng keo lai ở những vị trí nào, diện tích bao nhiêu. Bên cạnh đó cũng phải tích cực tìm đầu ra cho keo lai không để phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái. Để làm được việc đó đòi hỏi phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của nền công nghiệp chế biến gỗ của nước ta.

>> Xem ngay: giá cừ tràm tại TPHCM năm 2020.

Việc nghiên cứu thành công giống keo lai trồng trên đất nhiễm phèn là một bước đột phá rất lớn. Trước hết nó giúp phá vỡ thế độc tôn của cây cừ tràm trên miền đất này. Bên cạnh đó hiệu quả kinh tế mà nó mang lại cũng rất tích cực. Tuy nhiên để mô hình này phát triển bền vững thì còn có rất nhiều việc phải làm. Đặc biệt là công tác tìm đầu ra cho cây keo lai, tránh chuyện được mùa mất giá đã từng xảy ra với cây cừ tràm.

Rate this post

Vựa Cừ Tràm Tân Hoàng Phát

Là đơn vị chuyên cung cấp và thi công các loại cừ tràm, cừ dừa, cừ bạch đàn, phên tre uy tín và chất lượng tại TPHCM và các tỉnh với giá rẻ nhất hiện nay

Địa chỉ: 311/1D Vườn Lài, An Phú Đông, Quận 12, TP.HCM
Email: Tanhoangphat@vuacutram.vn
Website: https://vuacutram.vn